Phong tục của người Việt Vùng Tây Nam Bộ qua truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
DOI:
https://doi.org/10.63783/Từ khóa:
Truyện ngắn, phong tục người Việt, Tây Nam BộTóm tắt
Phong tục là một trong những thành tố văn hóa khá đặc sắc và nổi bật của tộc người Việt vùng Tây Nam Bộ. Có thể nói, đây là những giá trị tinh thần của con người vùng đất này, có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ, tiêu biểu là tộc người Việt. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê – phân loại và phương pháp phân tích – tổng hợp để tìm hiểu những biểu hiện phong tục của người Việt vùng Tây Nam Bộ qua truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần phác họa đời sống tinh thần của cư dân Việt trong quá trình sinh tồn trên vùng đất mới. Những đặc trưng này được tác giả khắc họa khá rõ nét trong 7 tập truyện ngắn tiêu biểu được viết từ năm 2001 đến năm 2016, góp phần thể hiện sự chiêm nghiệm và thấu hiểu của tác giả với văn hóa tinh thần của con người vùng sông nước miền Tây.
Thống kê lượt tải xuống
Tài liệu tham khảo
Hoàng Phê (chủ biên) (2019). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Nguyễn Ngọc Tư (2006). Giao thừa. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Ngọc Tư (2011). Cánh đồng bất tận. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Ngọc Tư (2012). Khói trời lộng lẫy. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Ngọc Tư (2014). Đảo. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Ngọc Tư (2016). Không ai qua sông. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Trần Ngọc Thêm (1996). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2018). Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ. Nhà xuất bản Văn hoá - Văn nghệ.
Vương Đằng (2014). Phong tục miền Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.